
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ hàng nông sản chính của Việt Nam, các mặt hàng phổ biến như thủy sản, rau quả, hạt điều, chè, cà phê, cao su, sản phẩm từ cao su, sắn, sản phẩm từ sắn,… Các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất hàng nông sản xuất khẩu đi Trung Quốc chắc chắn sẽ quan tâm tới cước vận tải biển Việt Nam đi Trung Quốc.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bốn tháng đầu năm 2022 đạt 17,9 tỷ USD tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2021. Hoạt động xuất nhập khẩu nhộn nhịp trở lại khác hẳn so với tình hình dịch bệnh năm 2021.
Mục Lục
Căn cứ tính cước vận tải biển
Cước vận chuyển hàng hóa đường biển là chi phí để vận chuyển hàng hóa từ địa chỉ người gửi tới địa chỉ người nhận trên một container hoặc là CBM. Căn cứ để tính cước vận chuyển đường biển áp dụng theo nguyên tắc so sánh giữa thể tích và trọng lượng thực của hàng hóa để xem tính theo đơn vị nào hơn.
Trọng lượng tính theo đơn vị KGS còn thể tích tính theo đơn vị CBM. Khi tính cước sẽ thực hiện cân trọng lượng và đo thể tích thực của hàng hóa đó, rồi quyết định xem loại hàng hóa này áp dụng tính theo đơn vị nào.
Đối với hàng nguyên container (FCL): giá cước tính trên container, ta lấy giá cước của 1 cont x số lượng container.
Đối với hàng lẻ (LCL): Ta tiến hành cân trọng lượng và đo thể tích, thể tích thực của lô hàng tính theo công thức: (dài x rộng x cao) x số lượng. Sau đó ta so sánh theo công thức sau:
- Nếu 1 tấn < 3 CBM: hàng nặng, áp dụng theo bảng giá KGS
- Nếu 1 tấn > 3 CBM: hàng nhẹ, áp dụng theo bảng giá CBM

Cước vận tải biển Việt Nam đi Trung Quốc
Cước phí sẽ phục thuộc vào các yếu tố như:
- Loại hàng: Hàng thường, hàng nguy hiểm, hàng lạnh, hàng quá khổ,…
- Thời gian vận chuyển: ngắn ngày hay dài ngày
- Hãng tàu nào: hãng tàu dịch vụ và chất lượng tốt thì giá thường sẽ cao, hãng tàu giá thấp thì thường bị delay hoặc hàng hóa không được đảm bảo
- Trọng lượng hàng trong một cont là bao nhiêu có bị quá tải hay không
Với đặc thù riêng thì giá cước vận tải biển thường xuyên thay đổi theo tuần, tháng, năm và theo thời kỳ cao điểm, có những thời điểm bạn không thể tự lấy container rỗng tại cảng đóng hàng xuất đi được. Giá cước có sự biến động rất nhanh chóng, vậy nên nếu bạn có lô hàng muốn xuất khẩu hãy dành ra vài phút liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá.
Ưu, nhược điểm của vận tải đường biển
Ưu điểm của vận tải đường biển
- Vận tải đường biển có thể chuyên chở được tất cả các loại hàng hóa, từ khô tới lỏng, từ nóng tới lạnh. Đặc biệt là các loại hàng hóa quá khổ, quá tải, cồng kềnh, khối lượng lớn, những mặt hàng như này chỉ có thể lựa chọn vận tải biển là hợp lý nhất.
- Các tuyến vận tải biển đều là các tuyến giao thông tự nhiên, vì vậy rất hiếm khi bị tắc nghẽn giao thông.
- Năng lực vận chuyển không bị giới hạn như các phương thức vận tải khác.
- Cước vận tải biển thấp nhất trong các phương thức vận tải.
Nhược điểm của vận tải biển
- Thời gian vận chuyển hàng khá lâu
- Bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời tiết, nên thời gian giao hàng có thể bị chậm trễ.
- Hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển nhưng vẫn cần kết hợp với các phương thức vận tải khác để vận chuyển hàng hóa tới tận tay khách hàng.
Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam
Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 0972433318
Email: xnkngantin@gmail.com
Xem thêm:
Bảng giá gửi hàng đi Trung Quốc 2023
Quy trình vận chuyển hàng đường biển từ Việt Nam đi Trung Quốc
Top 8 Công ty vận chuyển hàng Trung Quốc uy tín
Vận chuyển hàng hóa đường biển bằng container